anh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin bai

anh tin bai
anh tin bai
anh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin bai

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY MÙA NẮNG NÓNG
Lượt xem: 18
Cháy nổ luôn là mối hiểm họa khôn lường, thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, tính mạng cũng như thiệt hại lớn về tài sản thậm chí có những vụ việc để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng và thương tâm. 

Cháy nổ luôn là mối hiểm họa khôn lường, thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, tính mạng cũng như thiệt hại lớn về tài sản thậm chí có những vụ việc để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng và thương tâm.

Trong những tháng đầu năm 2024, trên cả nước  đã xảy ra nhiều vụ cháy, đặc biệt các vụ cháy xảy ra tập trung tại các nhà dân, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ kết hợp sinh hoạt. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra cháy nổ tại các nhà dân là do chập cháy nguồn điện dẫn đến ngọn lửa bùng lớn thiệt hại lớn về người và tài sản.

Để thực hiện tốt công tác phòng cháy cần xác định các nguyên nhân dẫn đến cháy, trong thực tế chúng ta có thể thấy việc cháy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như:

1. Hệ thống điện kém an toàn: Dây dẫn nhỏ, cắm nhiều thiết bị điện trên 1 ổ cắm điện dẫn đến quá tải gây chập cháy; dây dẫn cũ, đặt những vật dễ cháy ở gần ổ điện....

2. Bất cẩn trong khi thắp hương, đốt nến thờ cúng

3. Quá trình đun nấu bất cẩn: Để rò rỉ khí ga, than củi cháy chưa dập hết lửa, tàn, bếp nẩu củi bừa bộn.

4. Hút thuốc để lại tàn chưa dập tắt vào các thùng rác

5. Xạc điện vào các thiết bị qua đêm: xạc điện thoại, xạc máy tính, xạc xe đạp, xe máy điện...

Để công tác PCCC có hiệu quả mỗi người, mỗi hộ gia đình cần khắc phục tốt các yếu tố có thể dẫn đến chập cháy nêu trên.

* Sau đây là các biện pháp cần thiết khi xảy ra sự cố cháy:

Khi phát hiện có cháy cần hô hoán báo động để những người xung quanh biết, nhưng tránh tạo không khí hoang mang, mất bình tĩnh cho những người xung quanh, có thể hô: Cháy! Cháy! Mọi người ơi cháy!

Nếu đám cháy nhỏ: Dùng bình xịt PCCC xịt trực tiếp vào đám cháy sau đó dập cầu giao điện, nếu không có bình PCCC thì dập cầu giao điện sau đó dùng nước, chăn ướt để dập đám cháy.

Nếu đám cháy lớn:

- Dập cầu giao điện, tìm cách khống chế đám cháy: dùng bình xịt PCCC, xô chậu lấy nước, chăn ướt... để khống chế.

- Báo cáo lực lượng chức năng: Cán bộ thôn, cán bộ xã hoặc công an xã

- Tìm cách đưa người bệnh, người già, trẻ em ra ngoài: trong quá trình thoát nạn không nên chạy (vì chạy sẽ thở nhiều mệt và hít phải khói độc có thể dẫn đến bỏng phổi...) nên đi khom người, hạ thấp trọng tâm hoặc quỳ, bò theo sát mép tường nhà, cầu thang, dùng vật dụng: khăn, quần áo, dẻ thấm nước, vắt khô bịt miệng để đi thoát nạn, nếu lối thoát chính khó khăn cần tìm lối thoát nạn thứ 2 bằng cách tháo rỡ chuồng cọp.

**Các quy trình xử lý khi có sự cố rò rỉ khí ga.

1. Tuyệt đối không được bật điện, bất lửa hoặc bất quạt

2. Dùng khăn ướt bịt miệng để đảm bảo đường thở

3. Mở tất cả các cửa để khí ga thoát ra

4. Khóa chặt bình ga.

*** Các giải pháp phòng cháy

Với mục tiêu phòng cháy hơn chữa cháy mỗi người dân cần tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn cháy nổ và các chất độc hại.

- Tuyên truyền vận động gia đình bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định về phòng chống cháy nổ.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của nhà nước về phòng chống cháy nổ.

- Mỗi hộ gia đình cần cử một thành viên tham gia tập huấn PCCC để được hướng dẫn sử dụng các thiết bị PCCC.

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Trung - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Trung - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuantrung.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang