anh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin bai

anh tin bai
anh tin bai
anh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin baianh tin bai

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 21 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM (28/6/2001 - 28/6/2022): "ĐỂ GIA ĐÌNH THỰC SỰ LÀ TỔ ẤM CỦA MỖI NGƯỜI"
Lượt xem: 493

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Người khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, gia đình luôn là nơi giữ gìn, vun đắp và phát huy những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách. Qua nhiều thời kỳ, dù quy mô, cấu trúc và các quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cùng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra các điều kiện, cơ hội thuận lợi để các gia đình tiếp cận kiến thức, giá trị tốt đẹp của các dân tộc, các nền văn hóa khác, kỹ năng tổ chức cuộc sống trong xã hội hiện đại, song cũng tiềm ẩn những thách thức về chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, việc cân bằng giữa công việc và gia đình, suy giảm quan hệ liên thế hệ, mối quan hệ giữa vợ và chồng cũng đối mặt với nhiều khó khăn cả từ hệ thống chính sách, dịch vụ hỗ trợ và đặc biệt là sự phát triển chưa đồng đều của các nhóm xã hội ở các địa phương, các đặc điểm cá nhân và gia đình, văn hóa khác nhau... Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cần tiếp tục giữ gìn giá trị gia đình, đồng thời đặt gia đình trong mối quan hệ tương tác với các thiết chế xã hội khác, như kinh tế, văn hóa, chính trị…, thúc đẩy vai trò và sự tham gia của gia đình vào quá trình phát triển xã hội bền vững.

Trong những năm qua, việc thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TƯ được gắn kết chặt chẽ với việc triển khai các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” bằng những việc làm, hành động cụ thể như: Tổ chức phát động và vận động các gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, nhân rộng các mô hình gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; mô hình gia đình làm kinh tế giỏi; mô hình gia đình hiếu học, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực...

Sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TƯ, công tác xây dựng gia đình trên địa bàn xã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Công tác giáo dục đời sống gia đình và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác gia đình được đặc biệt quan tâm, góp phần phát huy các chuẩn mực đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa có nhiều chuyển biến rõ nét, trung bình mỗi năm có trên 90% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; trên 80% các xóm đạt danh hiệu “Xóm văn hóa” ….

Ra đời từ năm 2001, Ngày Gia đình Việt Nam hướng tới mục tiêu tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khẳng định vai trò, vị trí của mái ấm gia đình đối với sự ổn định và phát triển chung của đất nước. Từ đó đến nay, mỗi khi tháng 6 về, khắp nơi trên cả nước lại rộn ràng các hoạt động, việc làm thiết thực, ý nghĩa để khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm bảo vệ tổ ấm; tôn vinh, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh gia đình - tế bào của xã hội.

Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6, tại địa phương cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước đang diễn ra các hoạt động sôi nổi hưởng ứng sự kiện ý nghĩa này. Sau 21 năm triển khai (2001-2022), Ngày Gia đình Việt Nam ngày càng gần gũi, là dịp để mỗi người nhắc nhở bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ ấm; tôn vinh và lan tỏa tình yêu thương, các giá trị gia đình - nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Việc gìn giữ, bảo vệ tổ ấm không còn là mối quan tâm của riêng một cá nhân, mà đã trở thành trách nhiệm chung của toàn xã hội, sự chung tay của cả cộng đồng. Những hoạt động ý nghĩa tiếp tục được tổ chức đều đặn, bài bản hơn sẽ góp phần đưa Ngày Gia đình Việt Nam trở thành một dấu mốc, nhắc nhở mỗi người hướng về gia đình và cùng có những suy nghĩ, việc làm thiết thực để bảo vệ, vun đắp tổ ấm của mình./.

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Trung - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Trung - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuantrung.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang